Tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng giá trị thương hiệu,… là những lợi ích ưu việt của điện mặt trời áp mái trong sản xuất. Đó cũng là lý do xu hướng chuyển từ điện truyền thống EVN sang điện mặt trời áp mái ngày càng phổ biến và phát triển mạnh tại nước ta. Đặc biệt,mô hình ESCO là một trong những giải pháp đầu tư 0 đồng được nhiều doanh nghiệp ứng dụng.
1.Mô hình ESCO là gì?
Mô hình ESCO viết đầy đủ là Energy Service Company, là giải pháp tài chính đầu tư tiết kiệm năng lượng mang lại hiệu quả dựa trên sự tiết kiệm mà hệ thống năng lượng mang lại.
ESCO là mô hình đầu tư điện mặt trời dành cho các doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu sau:
- Thứ nhất, doanh nghiệp có lượng điện năng tiêu thụ lớn để phục vụ cho công việc sản xuất và kinh doanh.
- Thứ hai, doanh nghiệp sở hữu phần mái nhàn rỗi với diện tích khoảng từ 2.000m².
- Thứ ba, doanh nghiệp có nhu cầu lắp điện mặt trời để sử dụng và mong muốn tiết kiệm thêm nhiều chi phí tiền điện hằng năm.
Cụ thể, bằng cách tận dụng phần diện tích mái nhàn rỗi, doanh nghiệp sẽ được lắp hệ thống điện mặt trời mà không cần bỏ vốn. Toàn bộ kinh phí lắp đặt hệ thống sẽ do đối tác tài chính chi trả. Nhờ đó, doanh nghiệp được hưởng lợi trực tiếp từ việc sử dụng điện xanh do hệ thống điện mặt trời sản sinh ra với giá thấp hơn giá của EVN từ 10% – 30%. Khi kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp có quyền ký thuê tiếp hoặc thừa hưởng lại hệ thống với giá tượng trưng 1 USD.
Với tính giải pháp tối ưu như thế, đầu tư & kinh doanh ESCO rất đa dạng. Thế nên, các doanh nghiệp quan tâm cần thận trọng xem thực trạng của doanh nghiệp phù hợp với nhóm đầu tư & kinh doanh nào trong ESCO để lựa chọn.
2. Các hình thức của mô hình ESCO
Hiện nay, với đối tượng doanh nghiệp, có rất nhiều mô hình ESCO khác nhau. Trong bài viết hôm nay, POSO giới thiệu với các bạn 2 phương án đầu tư ESCO như sau:
Phương án 1 là đối tác tài chính đầu tư 100% vốn, lắp đặt điện mặt trời trên khu vực mái nhà xưởng. Nhà máy sẽ hưởng 20% doanh thu điện bán cho EVN, tương đương với 300 triệu đồng/MWP mỗi năm. Hợp đồng này sẽ có thời hạn trong 20 năm.
Phương án 2 là đối tác tài chính đầu tư 100% vốn, lắp đặt điện mặt trời trên khu vực mái nhà xưởng. Thay vì hưởng doanh thu điện bán cho EVN, nhà máy sẽ cho thuê mái với giá theo m2 trong vòng 20 năm.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý, trước khi triển khai và lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời cho doanh nghiệp cần trải qua các quá trình thẩm định mức độ hiệu quả kinh tế của dự án. Quy trình thẩm định này sẽ bao gồm các bước sau:
- Khảo sát thực tế & đánh giá thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp.
- Lên bài toán kinh tế và đánh giá mức độ hiệu quả của dự án theo thời gian.
- Lên bản vẽ thiết kế công trình, chuẩn bị vật tư tiến hành thi công dự án điện năng lượng mặt trời.
- Tiến hành thi công và hoàn tất dự án.
- Kiểm nghiệm và đánh giá chất lượng dự án.
3. Lợi ích ưu việt của mô hình ESCO
3.1: Tiết kiệm chi phí và tăng thu nhập
Hiện nay, giá điện mặt trời rẻ hơn điện EVN, có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng mỗi năm nếu sử dụng nhiều điện.Đặc biệt, trong các mùa cao điểm sử dụng điện, giá điện EVN tăng cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, khi áp dụng mô hình ESCO, doanh nghiệp có thể tăng nguồn thu nhập từ cho thuê mái, bán điện cho EVN hoặc bán điện cho người thuê nhà xưởng, văn phòng, tòa nhà. Khoản thu nhập này có thể lên đến hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng mỗi năm
3.2: Giảm chi phí vận hành
Lắp đặt điện mặt trời giúp bảo vệ mái nhà xưởng, công trình chắc hơn. Các tấm pin điện mặt trời trên mái sẽ hấp thu lớn lượng nhiệt từ mặt trời, làm mát bên dưới nhà xưởng, từ đó làm giảm chi phí điện năng của các thiết bị làm mát (quạt, điều hòa….), tiết kiệm được một khoản đáng kể cho doanh nghiệp.
3.3: Tăng giá trị thương hiệu
Điện mặt trời là nguồn năng lượng xanh, sạch, không gây hại cho con người và môi trường. Sử dụng điện mặt trời là bạn đã giúp giảm lượng khí thải CO2 đáng kể, giảmhiệu ứng nhà kínhtrên toàn cầu. Việc này sẽ giúp bxây dựng thương hiệu doanh nghiệp xanh – thương hiệu doanh nghiệp rất được chú trọng, quan tâm hiện nay.
Cùng với đó, sử dụng điện mặt trời giúp hình ảnh doanh nghiệp trở nên hiện đại, sang trọng, đẳng cấp hơn. Điều này cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng đạt các chứng chỉ công trình xanh (LEED, LOTUS, EDGE, GREEN MARK). Đây là các chứng chỉ quan trọng và cần thiết, sẽ giúp sản phẩm của doanh nghiệp đạt chuẩn xuất khẩu, tăng giá trị sản phẩm trên thị trường.
Như vậy, đầu tư điện mặt trời là giải pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp, nhà xưởng. Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều chính sách, mô hình hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư điện mặt trời. Trong đó, mô hình ESCO với giá 0 đồng được đánh giá cao với nhiều lợi ích ưu việt.